Chú thích Nguyễn_Văn_Mậu

  1. Việt Nam sử lược, tr.386.
  2. Xem Gia Định thành thông chí. Có một vài tác giả như Vương Hồng Sển (xem đoạn trích trong bài), Huỳnh Minh (Gia Định xưa, tr. 11) ghi là "Hồi Oa".
  3. Lần đầu chúa Nguyễn sai Nguyễn Đức Xuyên, lần sau sai Trương Phước Giao, mới thu phục được Võ Tánh (Huỳnh Minh, Gò Công xưa, 2001, tr. 12).
  4. Xem chi tiết trong Vĩnh Long xưa (tr. 231-233). Dân gian lưu truyền rằng, ông Nguyễn Văn Mậu có người con gái út "đẹp người, đẹp nết" tên là Nguyễn Thị Ngọc Mai. Chúa Nguyễn Phúc Ánh say mê sắc đẹp ấy, nên có ý muốn tuyển cô làm thứ phi. Nhưng cô từ chối với lý do Nguyễn Phúc Ánh đã là con nuôi của cha cô, thì cô với Nguyễn Phúc Ánh có quan hệ anh em, không thể kết hôn được. Trước lý lẽ đó, chúa Nguyễn đành phải từ bỏ ý định. Tuy vậy, cô vẫn phập phồng lo sợ, nên quyết định hủy hoại nhan sắc bằng cách lấy lá tẩm chất độc, un khói hơ lên mặt hủy hoại nhan sắc (người cháu trong gia đình kể rằng cô lấy lá mía cào lên mặt rồi hơ lửa cho vết thương làm độc). Sau đó, cô lâm bệnh và qua đời trong sự thương tiếc của bao người. Cảm kích tấm lòng tiết liệt của cô gái chốn quê, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng mộ cô (tục gọi là mộ bà Hoàng cô) cùng lúc với mộ Bõ Hậu. Ngoài ra, câu chuyện trên cũng có vài dị bản khá thú vị ở phần kết, như: Để từ chối cuộc hôn nhân này, người con gái ông Bõ Hậu đã phải giả điên, rồi điên thật cho đến chết (theo Huỳnh Minh, Vĩnh Long xưa). Một dị bản khác: Không phải cô con gái ông Bõ Hậu giả điên, mà là khi đoàn thuyền đi rước cô ra chốn hành cung của Nguyễn Phúc Ánh; thuyền đi đến giữa đường thì đêm tối. Cô gái đã nhảy xuống dòng sông trầm mình mất tích! Cũng có chuyện kể rằng, ai đó đã tổ chức cuộc đánh tráo, đem theo hòn đá trên thuyền, thừa đêm tối ném hòn đá xuống sông rồi báo rằng người con gái ấy đã từ chối cuộc hôn nhân bằng cái chết. Lược kể theo bài viết "Cây đa bến ngự và huyền tích ông Bõ" của Hoàng Phương - Ngọc Phan đăng trên website báo Thanh Niên, ngày 12/01/2013.
  5. Nguồn: Theo Trần Ngươn Phiêu.
  6. Đi theo bờ rạch Nước Xoáy về hướng bắc độ hơn cây số là đến khu mộ của ông Bõ. Khu mộ nằm ngoài mé ruộng, trên khu đất gia đình ông Ba Vinh. Mộ được xây bằng đá ong, trên gò đất đắp cao, gồm hai phần, với vòng thành có bốn trụ cao gắn búp sen, bức bình phong và phần mộ chính. Chếch về bên phải khoảng 10 m là mộ con gái ông Bõ, dân gian gọi là mộ bà Hoàng cô, cũng được xây bằng đá ong, nhưng quy mô nhỏ hơn.
  7. Chép trong Thú chơi cổ ngoạn, tr. 238.
  8. Xem chi tiết trong sách Thú chơi cổ ngoạn, (tr. 232-239). Người mua được hai cổ vật trên chính là Vương Hồng Sển.
  9. Ngày nay trên dòng rạch Nước Xoáy không còn xảy ra hiện tượng nước xoáy, có vài nguyên do, nhưng chủ yếu là nhờ hệ thống kênh mương ở đây được nạo vét và đào thêm. Xem thêm bản đồ: .
  10. Xem thêm trang Miếu Gia Long ở Nước Xoáy, bài "Lịch sử vùng đất Long Hưng (cuối thế kỷ XVII - cuối thế kỷ XX)" đăng trên website Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp Lưu trữ 2014-02-02 tại Wayback Machine, và bài viết "Cây đa bến ngự và huyền tích ông Bõ" của Hoàng Phương - Ngọc Phan đăng trên website báo Thanh Niên, ngày 12/01/2013.